Cặp vợ chồng đó là Phạm Thị Quyên (25 tuổi),Đềkhángkhichơimạngxãhộsp666 Nguyễn Linh Đoan (29 tuổi, ngụ P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Chỉ trong 3 tháng, vợ chồng Quyên, Đoan đã chiếm đoạt gần 100 triệu đồng của nhiều người với thủ đoạn lấy và đăng lại các thông tin kêu gọi quyên góp cho hoàn cảnh thương tâm, nhưng gắn kèm số tài khoản cá nhân.
Tình trạng đánh vào cảm xúc cộng đồng mạng để trục lợi ngày càng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành. Thông tin giả, xấu, độc… là một trong những vấn nạn nhức nhối, mặt trái của mạng xã hội. Hành vi lợi dụng lòng tốt đáng phê phán, trong khi đó nạn nhân cũng thiếu sự tỉnh táo cần thiết để suy xét.
Dù đã có quy định và hướng dẫn công tác thiện nguyện (nên phối hợp với cơ quan chức năng địa phương - nơi xác minh, xác nhận hoàn cảnh thương tâm) và mục đích kêu gọi ủng hộ, nhưng nhiều nhà hảo tâm trên mạng xã hội ít để ý.
Tôi nhớ nhiều đợt cứu trợ thiên tai, có những tổ chức, cá nhân muốn tự tìm đến nhà dân xa nhất, ngập nặng nhất chứ không thông qua cơ quan, địa phương sở tại. Nhưng thực tế, những hộ "xa nhất, ngập nặng nhất" này lại được nhiều khoản hỗ trợ nhất, bởi các đơn vị hay nhà hảo tâm thường có suy nghĩ rằng: Họ là những hộ dễ bị bỏ quên nhất.
Do đó mới cần vai trò điều phối của địa phương, theo phân công là MTTQ Việt Nam ở cơ sở. Có đoàn từ thiện nói rằng tự đi vì... không tin địa phương phân bổ công bằng. Cũng có thể có một số trường hợp ưu ái, nhưng tôi nghĩ không chiếm đa số.
Ở góc độ ngược lại, trách nhiệm của các cơ quan địa phương cần tạo niềm tin cho người dân, nhất là người dùng mạng xã hội, trước hết bằng các kênh mạng xã hội tương tác thuận tiện cho người dân xác minh thông tin.
Vai trò của mặt trận, hội đoàn thể cần phát huy hơn hết, bên cạnh đó lực lượng công an cũng thường xuyên cảnh báo, tăng cường các buổi tuyên truyền cảnh giác việc trục lợi từ thiện trên mạng xã hội ở khu dân cư. Có như vậy, người dân mới có thêm công cụ, từ đó hình thành thói quen, tăng sức đề kháng trước tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội.