Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành tư pháp. Một trong 10 sự kiện là kết quả thi hành án dân sự về việc,ămthuhồitàisảnthamnhũnglớnnhấttừtrướcđếphim sex mĩ về tiền và thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế đều đạt cao nhất từ trước đến nay.
Theo Bộ Tư pháp, năm 2023, mặc dù số thụ lý mới về việc và giá trị tăng cao, nhưng với sự bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ, phối hợp tích cực của các cấp, ngành, các cơ quan đã thi hành xong 574.819 việc; thu, giải quyết trên 89.000 tỉ đồng, tăng hơn 14.000 tỉ đồng so với năm 2022. Trong đó, thu hồi tài sản các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng tăng hơn 4.415 tỉ đồng.
Sự kiện tiếp theo là việc chính thức cấp giấy tờ hộ tịch điện tử, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của bộ, ngành tư pháp.
Thực hiện Chỉ thị số 05/2023 của Thủ tướng về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06, Bộ Tư pháp đã thực hiện nâng cấp, bổ sung tính năng tạo lập bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử của phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, gửi cho phần mềm dịch vụ công liên thông.
Đồng thời thực hiện liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử; triển khai thí điểm tại TP.Hà Nội và tỉnh Hà Nam, từ ngày 17.4.
Theo Bộ Tư pháp, việc cấp giấy tờ hộ tịch điện tử đã góp phần đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Việc này cũng giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Một sự kiện khác, đó là lần đầu tiên thiết lập cơ chế phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự.
Ngày 24.11, Bộ Tư pháp và Bộ Công an ký kết chương trình phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Việc này nhằm bảo đảm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị bắt… hoặc đương sự trong vụ án hình sự biết và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời ngay tại giai đoạn đầu của quá trình tố tụng.
Chương trình sẽ góp phần bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng trên, hạn chế bỏ sót đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Ngăn ngừa tham nhũng, lợi ích nhóm
Ngoài 3 sự kiện đã nêu, 7 sự kiện còn lại được Bộ Tư pháp quyết định lựa chọn là sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành tư pháp, gồm:
Tập trung triển khai Nghị quyết số 27/2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/2023 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Kết quả rà soát văn bản do bộ, ngành tư pháp chủ trì thực hiện đảm bảo chất lượng, có giá trị pháp lý và thực tiễn thiết thực, hiệu quả.
Bước đột phá trong hướng dẫn vị trí việc làm cho cơ quan tư pháp các cấp.
Tổ chức thành công hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ 4 và lễ tôn vinh 50 gương sáng pháp luật Việt Nam năm 2023.
Tích cực, chủ động tham gia định hình các khuôn khổ hợp tác pháp luật và tư pháp trên bình diện đa phương và toàn cầu, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác song phương.
Trường đại học Luật Hà Nội hoàn thành kiểm định cơ sở đào tạo chu kỳ 3 và 4 chương trình đào tạo chủ chốt; nhiều dấu ấn trong nghiên cứu khoa học pháp lý.