Nổ Hũ Đêm Nhạc Disco

Đòn bẩy vẫn... chờ được bẩyTrong các gi&# phân tích baccarat

【phân tích baccarat】Làm gì để đột phá kinh tế đêm?

Đòn bẩy vẫn... chờ được bẩy

Trong các giải pháp tận dụng thời cơ vực dậy ngành du lịch,àmgìđểđộtphákinhtếđêphân tích baccarat Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng kiến nghị mở rộng danh sách các TP thực hiện thí điểm phát triển kinh tế đêm. Đồng thời, nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đêm bên cạnh các loại hình du lịch khác. Đây không phải lần đầu tiên kinh tế đêm được nêu ra như một giải pháp chớp thời cơ khi kinh tế đi trong thách thức.

Làm gì để đột phá kinh tế đêm? - Ảnh 1.

Công thức quy hoạch sản phẩm về đêm hiện vẫn bó trong phố đi bộ và thêm vào đó các hoạt động ăn nhậu

Nhật Thịnh

Cuối năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thông qua Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Ngay sau đó, hàng loạt TP du lịch đã nỗ lực kích hoạt kinh tế đêm, giữ cho du khách "không ngủ". Các đại nhạc hội đêm, lễ hội biểu diễn âm nhạc nghệ thuật carnival đường phố rầm rộ được tổ chức tại Đà Nẵng, cùng với việc đưa vào khai thác bãi biển đêm Mỹ An, phố đi bộ An Thượng, bổ sung ngày phun nước/lửa cho cầu Rồng vào thứ sáu bên cạnh thứ bảy và chủ nhật… TP.HCM cũng tăng tốc với một loạt dự án chợ đêm, phố đi bộ được ra mắt. Bến Tre, Cần Thơ, Huế, Bình Thuận… cũng lần lượt ban hành Đề án phát triển kinh tế đêm với kinh phí hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.

Tuy nhiên, mẫu số chung của tất cả đề án phát triển kinh tế đêm của các địa phương đều chỉ dừng lại ở các khu chợ đêm, phố ẩm thực, những sự kiện giải trí mà "cố" lắm cũng chỉ tới hơn 23 giờ là "tắt đèn". Kinh tế đêm được kỳ vọng sẽ thắp sáng du lịch, đột phá kinh tế sau đại dịch nhưng thực tế lại ngày càng gặp khó. Một trong những nguyên nhân nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận là do các địa phương vẫn chủ yếu làm nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhạc trưởng, chưa có cơ chế, chính sách để xây dựng mô hình kinh tế đêm bài bản, đúng nghĩa.

Phải tới tháng 7 vừa qua, Đề án phát triển sản phẩm du lịch đêm tại 12 điểm đến nổi tiếng mới chính thức được Bộ VH-TT-DL ban hành với mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu phấn đấu có ít nhất một mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Trong đó, Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM được yêu cầu hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt. Ngoài mục tiêu tăng lượng du khách, tăng chi tiêu, ngành du lịch còn muốn kéo dài thời gian lưu trú (tăng thêm ít nhất một đêm) của khách du lịch nội địa và quốc tế. Cùng thời điểm Quốc hội thông qua chính sách thị thực mới thông thoáng hơn, đề án tổng thể phát triển kinh tế đêm của Bộ VH-TT-DL được kỳ vọng sẽ tạo đột phá lớn cho du lịch cũng như kinh tế VN.

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, kinh tế đêm là lợi thế cạnh tranh mới của phát triển đô thị hiện đại. Đến một TP, một đô thị, nhìn vào hàng quán đóng cửa lúc mấy giờ là có thể đánh giá được phần nào "sức khỏe" của nền kinh tế ở đó. Yêu cầu phát triển kinh tế đêm đòi hỏi các địa phương cần nhanh chóng thúc đẩy du lịch, đa dạng hóa hoạt động giải trí và thương mại, hồi sinh các khu vực đô thị vắng vẻ vào đêm. Vì thế, nếu quyết tâm, làm tới nơi tới chốn thì kinh tế đêm sẽ là giải pháp chớp thời cơ của kinh tế, là đòn bẩy vực dậy ngành du lịch một cách nhanh chóng. Đáng tiếc là những biến động khó lường của kinh tế thời gian qua, nhu cầu chi tiêu, du lịch sụt giảm đang đặt ra nhiều thách thức cho yếu tố sức bật này.

Cởi trói về tư duy, chính sách

Đề án phát triển sản phẩm du lịch đêm tại 12 điểm đến của Bộ VH-TT-DL có đề cập việc nghiên cứu điều chỉnh quy định thời gian cung cấp dịch vụ, cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Đây được coi là một trong những đề xuất đột phá bởi sau rất nhiều năm "nâng lên đặt xuống", hệ thống vũ trường của TP.HCM - trung tâm kinh tế sôi động nhất cả nước - mới được kéo dài thời gian hoạt động đến 2 giờ sáng thay vì 0 giờ như trước. Karaoke gần như là loại hình giải trí về đêm phổ biến nhất cũng chỉ được phép hoạt động đến 24 giờ. Các rạp phim thì liên tục bị "dọa" phạt nếu mở sau 0 giờ và ì ạch đề xuất suốt hơn một năm qua vẫn chưa được thông qua việc nới khung giờ tới 2 giờ sáng hôm sau.

Trong khi VN còn chần chừ xé rào giờ giới nghiêm thì mới đây, chính phủ Thái Lan quyết định thí điểm cho phép các địa điểm giải trí như quán rượu, quán bar, nhà hàng và quán karaoke mở cửa đến 4 giờ sáng mỗi ngày, thay vì 2 giờ như hiện nay. Chính sách mới được áp dụng từ ngày 15.12 tại 4 TP du lịch gồm Bangkok, Chonburi, Phuket và Chiang Mai. Chính phủ Thái Lan tin tưởng biện pháp cho phép các cơ sở giải trí mở cửa muộn hơn sẽ giúp tăng doanh thu du lịch và mùa cao điểm du lịch cuối năm là thời điểm lý tưởng để mở rộng cửa đón khách. Trước khi kéo dài thời gian vui chơi cho du khách, bên cạnh các loại hình về đêm truyền thống như câu lạc bộ, chợ ẩm thực về đêm, Thái Lan những năm gần đây còn nỗ lực phát triển những chương trình mới về đêm với sự kết hợp giữa hoạt động bán lẻ với văn hóa, tính sáng tạo, tổ chức các sự kiện triển lãm quốc tế…

Nhìn từ câu chuyện Thái Lan, GS-TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cho rằng VN muốn phát triển kinh tế đêm thì đầu tiên phải đi từ nhu cầu. Các nước khu vực Đông Nam Á nhìn chung có điều kiện thời tiết, tập quán khá giống nhau, đó là đêm dài, người dân không thức quá khuya. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn hình thành được những khu du lịch đêm, phát triển được kinh tế đêm mạnh mẽ là bởi nhu cầu đến từ lượng khách du lịch rất lớn. Khách có nhu cầu chơi đêm, Chính phủ sẽ quy hoạch những điểm, những khu đông du khách để hình thành những sản phẩm hấp dẫn, đa dạng trên nền tảng chính sách thông thoáng, cởi mở. VN cũng muốn phát triển kinh tế đêm, từ 5 - 7 năm trước đã nêu vấn đề nhưng đến nay vẫn loay hoay là bởi chưa định hướng được mô hình thích hợp, chưa dám cởi trói về tư duy, chính sách.

"Kinh tế đêm cần vui chơi, ăn uống, giải trí, mua sắm, cần bar pub, vũ trường, casino, trung tâm mua sắm… những cái đó ai cũng biết. Song, làm ở đâu, làm như thế nào thì phù hợp? Như Tạ Hiện ở Hà Nội đông khách đó, Tây thích đó, cho họ chơi thâu đêm suốt sáng họ thích nhưng lẫn vào khu dân cư như thế, ảnh hưởng như thế thì sao duy trì lâu dài được? Chưa kể nếu chỉ ăn, uống rượu thì cùng lắm 2 - 3 tiếng là chán. Muốn họ chơi thâu đêm thì phải có thêm những hoạt động gì?", GS-TS Võ Đại Lược đặt vấn đề.

Theo ông, với tập quán của VN, cùng số lượng khách quốc tế chưa quá đông như Thái Lan, Singapore… chưa thể phát triển rộng rãi và mạnh mẽ những hoạt động về đêm. Vì thế, cần phát triển có chọn lọc. Cơ quan quản lý, địa phương cần học hỏi mô hình của các nước, khảo sát nhu cầu thực tế xem địa phương nào có nhiều tiềm năng. Trong địa phương đó thì khu nào, đường nào, phố nào thu hút nhiều khách quốc tế, thích hợp để hình thành khu vui chơi thâu đêm suốt sáng, chỗ nào thích hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, sự kiện... Khi đã quy hoạch được vị trí thì phải có chính sách thông thoáng, "mở hết nấc" cơ chế để địa phương hình thành được những sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm đa dạng, độc đáo.

Khi được quy hoạch bài bản thì mới huy động được nguồn nhân lực, xây dựng được hạ tầng, sản phẩm chuyên biệt về đêm, quản lý được tập trung... Từ mô hình thí điểm thành công mới từ từ nhân rộng lên cả nước.

GS-TS Võ Đại Lược,nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap